Đặc điểm địa lý Núi_St._Helens

Tổng quan

Núi St. Helens và khu vực xung quanh nhìn từ không gian

Núi St. Helens cách núi Adams 72 km, thuộc phần phía tây của dãy núi Cascade. Hai núi lửa chị-em này cách đỉnh núi cao nhất dãy núi Cascade là núi Rainier 80 km. Núi Hood, đỉnh núi lửa chính gần nhất trong vùng Oregon, cách núi St. Helens 100 km về phía đông nam.

Núi St. Helens có tuổi địa chất trẻ khi so sánh với các núi lửa chính khác trong dãy núi Cascade. Nó được hình thành chỉ trong vòng 40.000 năm trở lại đây và đỉnh núi hình nón trước năm 1980 bắt đầu nâng lên cách đây khoảng 2.200 năm.[3] Đây là núi lửa hoạt động mạnh nhất của dãy Cascades trong thế Holocen (cách đây khoảng 10.000 năm).[4]

Trước vụ phun trào năm 1980, núi St. Helens là đỉnh núi cao thứ 5 tại Washington. Nó có thế nằm rất nổi bật so với các đồi xung quanh do tính đối xứng, tuyết phủ kéo dài trên đỉnh hình nón nên nhiều người đặt tên nó là "núi Phú Sĩ của Mỹ" (xem thêm núi Phú Sĩ),[5] và phần đỉnh của nó nhô cao hơn phần chân núi 1.500 m, với các sườn núi hòa vào các sống núi cận kề. Núi rộng 9,7 km ở phần chân núi, nơi có độ cao 1.300 m ở phía đông bắc và 1.200 m ở các nơi khác. Tại ranh giới với đường cây gỗ (ranh giới màu xanh - xám nâu trên ảnh vệ tinh) tiền phun trào, chiều rộng của hình nón này là 6,4 km.

Các dòng suối bắt nguồn từ núi lửa này đổ vào 3 hệ thống sông chính: sông Toutle ở phía bắc và tây bắc, sông Kalama ở phía tây, và sông Lewis ở phía nam và đông. Các dòng suối này được cung cấp nước từ nước mưa và tuyết tan. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 3.600 mm, và bề dày của lớp băng tại phần trên của các sườn núi có thể đạt đến 4,9 m.[6] Sông Lewis bị ngăn bởi 3 đập thủy điện. Các mặt phía đông và nam của núi lửa tập trung nước vào một hồ chứa ở thượng nguồn, hồ Swift ở phía nam đỉnh núi lửa.

Mặc dù núi St. Helens thuộc quận Skamania, Washington, nhưng các tuyến đường đi đến đây đều phải đi qua quận Cowlitz nằm ở phía tây. Quốc lộ 504 Washington có tên gọi địa phương là Spirit Lake Memorial Highway, nối với tuyến đường có mật độ xe lưu thông cao là Interstate 5 tại lối ra 49, cách núi 55 km về phía tây. Tuyến đường cao tốc bắc-nam chính này đi men theo các thành phố Castle Rock, LongviewKelso dọc theo sông Cowlitz, và xuyên qua vùng đô thị Vancouver, WashingtonPortland, Oregon ít nhất là 80 km về phía tây nam. Khu dân cư gần núi lửa nhất là Cougar, Washington, nằm trong thung lũng sông Lewis cách 18 km về phía nam-tây nam của đỉnh núi. Rừng quốc gia Gifford Pinchot bao bọc xung quanh núi St. Helens.

Sông băng Crater và các sông băng vách đá khác

Bài chi tiết: Sông băng Crater

Trong suốt mùa đông năm 1980-1981, một sông băng mới đã xuất hiện và tên gọi chính thức hiện nay của nó là sông băng Ctrater (nghĩa là sông băng miệng núi lửa) thay cho tên cũ là sông băng Tulutson. Bị giới hạn bởi vách của miệng núi lửa và được cung cấp bởi các đợt tuyết rơi mạnh cũng như các đợt tuyết lở lặp đi lặp lại, lớp băng dày lên một cách nhanh chóng với tốc độ 4,3 m mỗi năm. Năm 2004, nó bao phủ trên diện tích khoảng 0,93 km², và bị phân cắt bởi một vòm thành cánh phía đông và phía tây. Thông thường vào cuối mùa hè, sông băng trông có vẻ sẫm màu hơn do đá rơi xuống từ thành miệng núilửa và tro của các đợt phun trào. Vào năm 2006, lớp băng có bề dày trung bình 100 m và bề dày lớn nhất 200m, gần bằng bề dày của sông băng Carbon cổ hơn và lớn hơn trên núi Rainier. Tất cả băng được hình thành sau năm 1980 làm cho sông băng có tuổi địa chất rất trẻ, tuy nhiên dung lượng của sông băng mới này gần như bằng với tổng dung lượng các sông băng trước năm 1980.[7][8][9][10][11]

Với sự tái hoạt động núi lửa gần đây vào năm 2004, các khối băng ở hai phía bị đẩy ra xa nhau và bị nâng lên do sự phát triển của các vòm núi lửa mới. Bề mặt sông băng, trước đó hầu như không có kẽ nứt, đã trở thành một mớ lộn xộn bao gồm các thác băng bắt chéo nhau với các khe nứt và các khối băng do sự chuyển động của núi.[12] Các vòm mới gần như đã chia tách sông băng Crater thành nhánh phía đông và nhánh phía tây. Mặc cho hoạt động núi lửa, điểm cuối cùng của sông băng vẫn đang tiến lên, với sự tăng tiến nhẹ ở nhánh phía tây và sự tăng tiến rõ nét hơn ở nhánh phía đông được che bóng nhiều hơn. Do sự tăng tiến, hai nhánh của sông băng đã nối lại cùng nhau vào cuối tháng 5 năm 2008 và như thế sông băng đã bao quanh trọn vẹn các vòm dung nham.[12][13][14] Ngoài ra, kể từ năm 2004, các sông băng mới cũng đã hình thành trên thành miệng núi lửa phía trên các khối đá và băng cung cấp cho sông băng Crater thành bề mặt của nó ở phía dưới; ở đây có 2 sông băng vách đá về phía bắc của nhánh phía đông của sông băng Crater.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi_St._Helens http://adsabs.harvard.edu/abs/2004AGUFM.V53D..01H http://pubs.er.usgs.gov/usgspubs/cir/cir850D http://pubs.usgs.gov/sim/2006/2928/ http://vulcan.wr.usgs.gov/Imgs/Jpg/MSH/MSH08/MSH08... http://vulcan.wr.usgs.gov/Imgs/Jpg/MSH/MSH08/MSH08... http://vulcan.wr.usgs.gov/Volcanoes/MSH/Publicatio... http://vulcan.wr.usgs.gov/Volcanoes/MSH/Publicatio... http://vulcan.wr.usgs.gov/Volcanoes/MSH/descriptio... //dx.doi.org/10.1016%2Fj.yqres.2003.11.002 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...